Đi làm hơn 20km với mức lương hơn 6 triệu đồng
3h sáng 30 Tết, chị Chu Thị Chuốt bật dậy, nhanh nhảu vệ sinh cá nhân, khoác bộ quần áo bảo hộ của di chuyển đến địa bàn làm việc ở phường Phúc Xá (Hà Nội).
Di chuyển 20km mới đến nơi làm việc, bàn tay nữ công nhân tê cóng trước thời tiết đặc trưng mưa phùn, gió bấc ngoài Bắc. Có đi sớm như vậy, chị mới kịp giờ làm việc bắt đầu từ 4h, lúc trời còn nhá nhem tối.
Đến nơi, chị mau chóng mặc thêm bảo hộ lao động, đẩy xe rác đến khu vực đường Hồng Hà, Tân Áp… để thu gom rác thải sinh hoạt trong dân.From: nhà cái casino online
Bước vào tháng Chạp, người dân dọn dẹp nhà cửa, lượng rác thải tăng đột biến. Đây là thời điểm ám ảnh nhất với những công nhân môi trường.
“Lượng rác thải ra không đếm xuể. Chúng tôi phải làm thêm nhiều giờ đồng hồ mới có thể dọn sạch được khu phố”, chị Chuốt chia sẻ.
Rẻo bước khắp các khu phố, kéo theo xe đựng, chị quét dọn rác thải dưới lòng đường. Rác thải cứ vậy chất chồng như núi, thân hình nhỏ con của chị dùng hết sức bình sinh để đẩy những xe rác đến điểm tập kết.
Thâm niên lâu năm đến vậy, mức lương của chị chỉ hơn 6 triệu đồng/tháng. Chia sẻ lý do để gắn bó với công việc nặng nhọc, độc hại lâu đến vậy, chị cười: “Chỉ có thể là đam mê, duyên nghề”.
Chị quan sát thấy nhiều bạn trẻ mới vào làm, chỉ một thời gian ngắn muốn bỏ cuộc vì công việc quá đỗi vất vả.
Chồng là tự do, có thể hỗ trợ, cảm thông cho chị công việc chăm sóc gia đình, con cái. Bởi làm công nhân môi trường đã tiêu tốn quá nhiều thì giờ trong ngày. Năm nào cũng vậy, đêm giao thừa, chị Chuốt vẫn miệt mài thu gom rác trên các tuyếnphố.
“Tiếng pháo nổ thì chúng tôi biết lúc đó đã sang canh, bước sang năm mới. Tay vẫn cầm cây chổi, đứng cạnh xe rác… đón giao thừa. Có như vậy, sáng mùng 1, người dân đi chúc Tết, thăm thân thì đường phố mới sạch sẽ”, chị Chuốt nghẹn ngào.
Ám ảnh đêm giao thừa mưa giông
“Chúng tôi không có ngày nghỉ Tết”, chị Vũ Thị Hiền chia sẻ. Làm xuyên đêm giao thừa, chị Hiền thức lại thức dậy lúc 4h sáng để tiếp tục công việc vào ngày mùng 1 Tết.
“Những ngày trước lượng rác xả ra lớn lắm. Chắc có lẽ chỉ sáng mùng 1 là ít nhất trong năm, còn các ngày còn lại lượng rác lại tăng đột biến”, chị Hiền cho biết.
Cả hai vợ chồng đều là công nhân môi trường, năm nào chị cũng phải tranh thủ mua sắm đồ, nấu cỗ. Sau khi quét dọn xong vào sáng mùng 1, chị nhanh nhảu về nhà nấu mâm cơm thắp hương.
“Bố mẹ ở quê Ninh Bình đã hơn 90 tuổi, nhưng năm nào các con cũng khó thể về sum họp cùng, do những đặc thù riêng công việc”, chị Hiền nói.
Sự bền bỉ, không ngại vất vả, bẩn thỉu… là yếu tố cần thiết để những công nhân môi trường gắn bó được hơn 1 thập kỷ với nghềFrom: web game casino. Trong khi các gia đình sum vầy cùng nhau đón giao thừa, họ vẫn tỉ mẩn thu gom rác, giữ gìn thành phố đẹp đẽ hơn.
Chị nhớ mãi 30 Tết năm 2019, trời đổ mưa như trút. Chắc có lẽ người vất vả nhất trong đêm giao thừa năm đó chính là những công nhân môi trường như chị Hiền. Cơn mưa to bấtchợt, xối xả, chị phải nép vào gốc cây.
“Lúc đó lạnh buốt, chúng tôi phải trú tạm chỗ có gốc cây cổ thụ vì không còn cách nào khác. Quả thật, năm đó khiến ai cũng nhớ mãi”, chị Hiền nói.
Những xe rác nặng trĩu rác cùng nước mưa, công nhân môi trường vất vả thêm bội phần.Chị mong muốn mọi người nâng cao ý thức, bỏ rác đúng nơi quy định. Hơn nữa, lãnh đạo cấp cao quan tâm nhiều hơn đến những công nhân môi trường, làm việc trực tiếp với rác thải, giữ gìn thành phố trong sạch.
Đại diện công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, hiện nay công ty có gần 5.000 công nhân vệ sinh môi trường, ngày bình thường thu gom khoảng 5.000 tấn rác trên địa bàn một số quận, huyện ở Hà Nội.
Những ngày cận Tết Nguyên đán thì khối lượng rác có thể tăng gấp 3-4 lần, nên người lao động phải tăng ca mới đảm bảo thu gom, không để tồn đọng rác trên địa bàn.